Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Thông tin về các loại sản phẩm được Chiết xuất từ Mũ Trôm Thiên nhiên

Phong cách của Người Việt Nam từ trước đến nay toàn thích hàng ngoại nên hàng nội không có đất sống. Chính vì sở thích này mà đất nước không thể phát triển mạnh mẽ như các nước trong khu vực mà điển hình là Hàn Quốc. Người Hàn Quốc có thói quen rất hay chỉ dùng hàng hóa do người Hàn Quốc dù sống ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Hưởng ứng phong trào người Việt Nam dùng hàng Viêt Nam để tăng sự tự tôn dân tộc. Công ty Vĩnh Tân -  Bình Thuận đã sản xuất ra những dòng sản phẩm chất lượng cao được chiết xuất từ Mũ trôm nguyên chất.

Dòng Mỹ Phẩm Kem Dưỡng Da và Sữa Rửa Mặt được chiết xuất từ Mũ trôm nguyên chất



Dòng thực phẩm Mũ trôm nguyên chất


                                                                         

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Mủ cây trôm giải khát, nhuận tràng

Mủ trôm hay nhựa trôm là một chất tiết ra từ vỏ thân cây trôm, còn có tên là cây cốc (vì trái giống cái mõ), cây gạo (tên gọi ở miền Trung)…, tên khoa học là Sterculia foetida, họ trôm Sterculiaceae.




Ở nước ta, cây trôm có 25 loài khác nhau. Cây rất mạnh, không bị sâu rầy phá hại nhờ trong thân cây trôm có chứa axít béo cyclopropenoid, có tác dụng chống nấm.

Mủ trôm chế biến được nhiều thức uống 
Ảnh: TRẦN THANH 

Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose, acid D-galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4%-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Mủ trôm khô, màu trắng, có nhiều tác dụng; vị ngọt tính mát, nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao. Trong 100 g mủ trôm có chứa 101,06 mg Ca, Zn 0,29 mg, Na 5,27 mg, K 291,01 mg, Mg 43,01 mg, Fe 0,91 mg, glucid 64,06 g và một hàm lượng cao chất xơ hòa tan trong nước. Hạt trôm chứa 35,6% nước, 11,4% chất dầu, 35,5 chất vô cơ (trong đó có 2,4 các chất calci, phospho, sắt, kali, sulfur, đồng, vitamin C…). Đặc biệt, acid sterculic trong hạt trôm có tác dụng xổ nhẹ và trục xuất khí khỏi ruột, trị chứng đầy hơi. Vỏ thân cây trôm cũng có đủ các thành phần dinh dưỡng như trong mủ, hạt và còn chứa chất nhầy có tác dụng làm săn da.

Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy, nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị táo bón bởi chất xơ có thể trương nở lên gấp từ 8 - 10 lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột nên có công dụng đào thải độc tố và chống táo bón. Mủ trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương. Mủ trôm được xem là thuốc, vì vậy khi sử dụng cần chú ý liều lượng.

 Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường hay cùng các loại sâm khác, dùng để nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng.
Lưu ý: Không dùng mủ trôm để giải khát cho phụ nữ có thai.
   Để biết cách sử dụng mủ trôm, xin gợi ý sau đây:
-  Chống táo bón: Mủ trôm 15 - 20 g, cho vào 1 ly nước lọc, uống; ngày dùng 1 - 2 lần trong 3 - 5 ngày.
Giải khát: Mủ trôm 15 g, ngâm vào nước ấm cho nở ra, thêm chút đường, khuấy tan đều, cho vào tủ lạnh ít phút lấy ra uống hoặc có thể cho nước đá vào khuấy tan rồi uống.
Giải khát chống mệt mỏi: Dùng 15 g mủ trôm (ngâm với nước ấm cho nở) rồi  pha với nước lọc đã hòa đường đủ ngọt, cho thêm chút nước sâm hòa đều, uống ngày 1 - 2 lần vào sáng, chiều.
                                                                                              
                                                     Theo BS Hoàng Tuấn Long - Báo Người Lao Động