Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Những thực phẩm giúp giải rượu hiệu quả

Những bữa tiệc ngày lễ thường khiến cánh đàn ông uống rượu bia nhiều hơn và không tránh khỏi cảm giác ngủ dậy với trạng thái mệt mỏi sau cơn say. Những thực phẩm sau sẽ giúp giải rượu hiệu quả.

Sau một đêm quá chén, bạn thức dậy với cảm giác khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, bụng cồn cào, đau nhức cơ bắp… do cơ thể phản ứng với chất cồn có trong rượu, bia. Lúc này bạn cần bổ sung các thức uống và thực phẩm giàu vitamin, fructose, axit animo và khoáng chất nhằm giải độc tố cũng như giảm bớt các phản ứng tiêu cực của rượu bia.
Những thực phẩm cần ăn
Chuối, kiwi và rau bina: Những loại trái cây và rau củ có màu sáng sẽ dồi dào kali - chất điện giải quan trọng thường bị mất đi do tác dụng lợi tiểu của bia rượu. Bạn có thể thêm sữa chua vào những trái cây này làm thành món sinh tố giải rượu hiệu quả.
nước cam, hoa quả, nước ép 
Trứng: Chứa nhiều axit amin có lợi như cysteine và taurine, trứng cũng là món ăn cần bổ sung vào buổi sáng sau cơn say. Taurine tăng cường chức năng gan và ngăn ngừa bệnh gan. Cysteine giúp phá vỡ acetaldehyde - chất hóa học gây cảm giác đau đầu khi lá gan thiếu ethanol.
Súp nui/mì gà: Một chén súp nui/mì gà có thể bổ sung natri và lượng nước cho cơ thể. Gà và rau củ có chứa cysteine kích thích gan hoạt động. Ngoài súp gà, bạn có thể dùng súp miso, vừa giúp tăng cường nồng độ natri vừa hỗ trợ tiêu hóa.
Bánh mì nướng mật ong: Bánh mì nướng vừa đơn giản vừa giúp tăng lượng đường trong máu mà không làm hại bao tử. Thêm một ít mật ong để kích thích cơ thể đốt cháy cồn nhanh hơn.
Yến mạch: Một chén bột yến mạch nóng chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin B, canxi, magie và sắt. Yến mạch có thể trung hòa axit trong cơ thể và tăng nồng độ đường trong máu, giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể nhanh chóng.
nước cam, hoa quả, nước ép 
Cà chua: Trong cà chua chứa lycopene - chất chống oxy hóa giúp cơ thể kháng viêm. Bên cạnh đó, thành phần fructose và vitamin trong cà chua cũng giúp giải rượu hiệu quả.
Những thức uống cần bổ sung
Nước: Cồn là chất lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước dễ dàng. Uống nhiều nước trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy có thể ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do rượu gây ra
Trà gừng hoặc trà bạc hà: Các loại trà thảo dược như trà gừng hoặc trà bạc hà được xem là thức uống giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của bia rượu. Trà gừng giúp giảm cảm giác say và buồn nôn. Trà bạc hà giảm đau dạ dày và nôn mửa.
Nước dừa: Một cốc nước dừa vào buổi sáng vừa giúp cơ thể bù nước vừa bổ sung chất điện giải và natri.
Nước ép trái cây: Đường fructose có trong nước ép trái cây giúp cơ thể bổ sung năng lượng nhanh chóng và kích thích sự trao đổi chất nhằm thải độc tố. Nước trái cây cũng chứa nhiều vitamin và bổ sung nước.
nước cam, hoa quả, nước ép 
Nước uống chua: Loại nước uống chua có chứa giấm, muối và nước có thể bù nước và bổ sung chất điện giải, natri cho cơ thể.
Thực phẩm nên tránh
Thức ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ có tác dụng ngăn ngừa hơn là chữa trị triệu chứng say rượu. Trước khi uống rượu, thực phẩm nhiều dầu mỡ giúp bảo vệ dạ dày, ngăn không cho rượu hấp thụ vào lớp niêm mạc dạ dày và máu. Nhưng nếu ăn nhiều dầu mỡ sau khi uống rượu có thể gây kích ứng dạ dày.
Cà phê: Giống như rượu bia, cà phê là chất lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Cà phê còn dẫn dến co mạch, các tế bào máu sưng lên và gây đau đầu.
Nước cam: Các loại trái cây họ cam quýt như cam và buoari có thể gây kích ứng dạ dày.

                                                          (Theo greatist.com/ PNO)

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn


Chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi rất quan trọng. Để tránh gây hại tới sức khỏe của trẻ, các mẹ cần tuyệt đối tránh những thực phẩm này.
1. Thực phẩm nhiều muối
Trẻ dưới 1 tuổi có thận chưa phát triển thích ứng được với những thức ăn có lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói càng không nên cho trẻ ăn.


 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 1

Muối tuyệt đối hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi. Ảnh minh họa.
Lượng muối phù hợp với trẻ: Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g.
2. Thực phẩm nhiều đường
Sự phát triển của răng và lợi ở trẻ những năm đầu đời rất quan trọng. Để tốt nhất cho con, các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc.

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 2

Hơn nữa, các mẹ chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết thôi nhé. Ảnh minh họa.
3. Mật ong

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 3

Mật ong là một thực phẩm nằm trong danh sách cấm kỵ với trẻ một tuổi. Ảnh minh họa.
Mật ong là một thực phẩm nằm trong danh sách cấm kỵ với trẻ một tuổi. Tuy khá bổ dưỡng nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh.
4. Sinh tố- nước trái cây

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 4

Trẻ hấp thụ quá nhiều nước ép hoa quả có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Ảnh minh họa.
Trong nước trái cây chứa nhiều đường và không có nhiều chất dinh dưỡng như trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
5. Sữa bò
Bé dưới 1 tuổi không nên dùng sữa bò. Bởi giai đoạn này, bé không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 5

Sữa bò không tốt cho tiêu hóa của trẻ dười 1 tuổi. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, khác với sữa công thức, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
6. Dâu

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 6

Trái dâu thực sự không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. Ảnh minh họa.
Mặc dù trái dâu rất giàu vitamin nhưng lại không dành cho bé năm đầu đời. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.
7. Hải sản có vỏ

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 7

Thực phẩm có vỏ rất dễ khiến trẻ dưới 1 tuổi dị ứng. Ảnh minh họa.
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… rất dễ gây dị ứng, vì vậy, các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.
8. Thực phẩm hàm lượng chất xơ quá cao
Trẻ em rất cần cung cấp đầy đủ chất xơ. Tuy nhiên, với những loại đồ ăn có hàm lượng chất xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ.

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 8

Bánh mỳ đen chứa nhiều chất xơ không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. Ảnh minh họa.
Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
9. Một số loại cá biển

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 9

Trẻ em không nên ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Ảnh minh họa.
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,… bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
10. Nho hay thực phẩm cứng

 10 loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn - 10

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nho khô. Ảnh minh họa.
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.

                                                                                          Theo An Nhiên (Đời sống & Pháp luật)

10 câu hỏi về thực phẩm và sức khỏe mọi phụ nữ cần biết


Sữa béo nguyên chất hay sữa tách kem? Đường hay chất làm ngọt? Việc lựa chọn thực phẩm để có được chế độ ăn uống lành mạnh không hề dễ dàng, thậm chí còn dễ nhầm lẫn.
Một nhóm chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng hàng đầu đã cho biết những kết quả đầy bất ngờ:
Thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đông lạnh
Theo Michela Vagnini – chuyên gia dinh dưỡng tại Nature’s Plus: “Thông thường nếu thực phẩm tươi sống không phải là một lựa chọn, tôi đề xuất chọn thực phẩm đông lạnh thay vì đóng hộp. Trong thực phẩm đóng hộp có thể chứa các kim loại như nhôm, cadium, chì và thủy ngân. Đặc bệt nguy hiểm là cá đóng hộp, cà chua hay các thực phẩm có tính axit khác bởi nó tăng cường các chất kim loại nặng có hại".
Thực phẩm tươi để từ tay nhà sản xuất, bán buôn bán lẻ tới người tiêu dùng ít cũng phải mất một vài tuần. Đó là lí do tại sao thực phẩm đông lạnh tốt như thực phẩm tươi – nếu như bạn là một người mua sắm am hiểu, cần đảm bảo rằng bạn chọn được sản phẩm hữu cơ.
Nếu bạn đang vội hay muốn một bữa ăn nhanh, luộc hay xào rau đông lạnh có thể giữ lại các chất dinh dưỡng quan trọng là một lựa chọn không tồi.
Kem sữa và sữa nguyên

 10 câu hỏi về thực phẩm và sức khỏe mọi phụ nữ cần biết - 1

Theo Katy Mason – nhà dinh dưỡng học tại NutriCentre: “Sữa nguyên chất có thể chứa nhiều chất béo. Trong thực tế, các chất béo giúp chúng ta hấp thụ một số vitamin như vitamin A và vitamin D, nhưng quá nhiều chất béo cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe".
Nhiều người cho rằng: ăn nhiều chất béo là lí do tăng cân, nhưng thực tế không phải. Nguyên nhân chính là chúng ta ăn lượng lớn thức ăn có đường và tinh bột. Sau bữa ăn, sữa nguyên chất là sự lựa chọn phù hợp.
Chất ngọt và đường

 10 câu hỏi về thực phẩm và sức khỏe mọi phụ nữ cần biết - 2

Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Anh – tiến sĩ Marilyn Glenville cho biết: đường có thể làm bạn tăng cân, làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, gây ra mất cân bằng nội tiết tố. Đường là “calo rỗng” – nó không cung cấp bất kì giá trị dinh dưỡng nào. Bạn có thể thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo để cắt giảm lượng calo. Nếu bạn thật sự thèm muốn một thứ gì đó ngọt ngào, bạn hãy thử thêm quế và sữa chua tự làm.
Sữa chua Probotic và chất bổ sung Probotic

 10 câu hỏi về thực phẩm và sức khỏe mọi phụ nữ cần biết - 3

Probotic sản sinh ra trong quá trình lên men. Các vi khuẩn trong cơ thể chúng ta nhiều hơn lượng tế bào khoảng 10 lần, do đó việc tạo ra Probotic nhân tạo rất cần thiết.
Thực phẩm lên men có thể cung cấp một loạt vi khuẩn có lợi, bổ sung chất và phát triển sức khỏe. Chất bổ sung probotic là sự lựa chọn an toàn và thuận tiện sau bữa ăn.
Chất béo chậm và cacbonhydrat chậm
Đường – không phải chất béo, là chất chính liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường và dễ khiến người ta bị nghiện. Những thực phẩm giàu cacbonhydrat tinh chế cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, và nó cũng ít chất xơ, cacbonhydrat được nhanh chóng phân hủy thành glucose và được hấp thụ vào máu, tạo cảm giác như khi ăn đường.
Theo Sharon Morey – chuyên gia dinh dưỡng tại Quest Vitamin: khi công ty thực phẩm tạo ra thức ăn có lượng chất béo thấp, những gì họ làm là loại bỏ chất béo và thay bằng chất làm ngọt, hương liệu nhân tạo và các chất phụ gia để tạo cảm giác ngon miệng và hương vị bị mất khi loại bỏ chất béo. Thực phẩm này được quảng cáo là có chất béo thấp, được nhiều người lựa chọn nhưng không đồng nghĩa là nó khiến sức khỏe tốt hơn.
Bơ thực vật và bơ
Dầu thực vật hydro hóa được liệt kê trong thành phần của hầu hết các loại bơ thực vật. Quá trình hydro hóa thay đổi các chất béo chưa no cần thiết có trong thức ăn thành các chất béo chuyển hóa axit làm tăng nguy cơ đau tim. Do đó bạn nên lựa chọn bơ trong khiểm duyệt (có điều độ).
Vitamin tổng hợp và vitamin đơn
Vitamin tổng hợp thường tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng và làm đẹp da. Đo đó vitamin tổng hợp thường là lựa chọn hơn cả.
Tuy nhiên lựa chọn vitamin đơn và các khoáng chất có thể giải quyết sự thiếu hụt dinh dưỡng khi cần thiết.
Bữa sáng và bữa ăn thường
Hày ghi nhớ rằng: Nghiên cứu cho thấy những người ăn sáng có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn và bộ não cũng hoạt động tốt hơn.

                                                                                             Theo Thùy Nguyễn (Đời sống & Pháp luật)