Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Thực phẩm trị đau lưng

Đông y quan niệm, lưng là phủ của thận. Để phòng chống các bệnh lý do thận hư gây nên, ngoài việc trị niệu toàn dụng trị bệnh. 


Rau hẹ có công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, "làm ấm lưng gối".  
Hạt sen: Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng: Liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết: "Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp". Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
Hạt dẻ: Có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim yếu phương viết: "Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại". Nhà bác học Lý Thời Trân khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.
Vừng đen: Tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
Rau hẹ và hạt hẹ: Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, "làm ấm lưng gối" (Nhật hoa tử bản thảo), "trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất chấn, hoặc yêu tất lãnh thống" (Phương mạch chính tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh.
Hoài sơn: Còn gọi là củ mài, Sơn dược có công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết: "Hoài sơn chỉ yêu thống" (hoài sơn có công dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30 - 60g ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng. 

                   Theo Báo Kiến Thức BS Hoàng Xuân Đại (chuyên gia Bộ Y tế)

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Dưa hấu - Món ăn rất đáng đồng tiền


Một chất kháng ôxy hóa nổi tiếng có rất nhiều trong dưa hấu là lycopene. Chất này kiêm thêm một dược tính “đáng đồng tiền” khác là tính kháng ung thư

Ngọt và tràn ngập nước, dưa hấu đã “đóng gói” vô số chất chống ôxy hóa đầy uy lực vốn có trong tự nhiên. Dưa hấu được xem là nhà máy tổng hợp vitamin C và A, nhất là beta-carotene, đồng thời còn chứa rất nhiều chất lycopene. Khi các chất kể trên được đưa vào cơ thể, chúng sẽ “hô biến” những gốc tự do vốn gây hại.
Những phân tử “khát máu” đáng gờm
Gốc tự do gây lão hóa trong cơ thể là những phân tử “khát máu” có khả năng “hủy diệt hàng loạt”. Vì thế, chúng sẽ gây tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể. Gốc tự do có thể thực hiện quá trình ôxy hóa cholesterol, làm cholesterol dễ dàng bám vào các thành mạch máu, từ đó gây ra những phiền toái cho cơ thể mà nghiệt ngã nhất là những cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy gốc tự do khiến bệnh hen suyễn càng trở nên trầm trọng do chúng có thể làm hẹp khí quản. Gốc tự do cũng “hùa” theo tình trạng viêm ở những bệnh nhân bị viêm khớp, thấp khớp và làm cho khớp càng trở nên mệt mỏi hơn. Gốc tự do còn có thể gây tổn hại những tế bào ở màng ruột, từ đó dẫn đến ung thư ruột.
Thật may mắn, vitamin C và beta-carotene vốn rất nhiều trong dưa hấu có khả năng “giải tán” các gốc tự do trong cơ thể và cũng có thể hồi phục những tổn hại của cơ thể do gốc tự do gây ra. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C và beta-carotene cao sẽ làm giảm tần suất rủi ro dẫn đến các bệnh tim mạch, hỗ trợ những bệnh nhân hen suyễn, cải thiện các bệnh về khớp…
Một chén dưa hấu chứa khoảng 24,3% lượng vitamin C và 11,1% lượng vitamin A cần thiết cho một ngày.
Lycopene - khắc tinh của nhiều loại ung thư
Một chất kháng ôxy hóa nổi tiếng khác có rất nhiều trong dưa hấu là lycopene. Chất này kiêm thêm một dược tính “đáng đồng tiền” khác là tính kháng ung thư. Không như những chất dinh dưỡng thực vật khác vốn chỉ được nghiên cứu trên súc vật, lycopene đã được “vinh hạnh” thử nghiệm ngay trên người và được chứng minh rằng nó là khắc tinh của rất nhiều loại ung thư,  gồm ung thư tiền liệt tuyến, nhũ hoa, nội mạc tử cung, phổi, đại tràng…
Dưa hấu là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể do chứa nhiều vitamin nhóm BẢnh: Hồng Thúy
Dưa hấu là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể do chứa nhiều vitamin nhóm BẢnh: Hồng Thúy
Một nghiên cứu được xuất bản trong chuyên san American Journal of Clinical Nutrition cho thấy rằng những người bị polyp đại tràng có hàm lượng lycopene trong máu thấp hơn 35% so với người không bị polyp, còn hàm lượng của beta-carotene trong máu của những bệnh nhân bị polyp đại tràng cũng thấp hơn người không bị polyp tới 25,5%.
Dưa hấu là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể do chứa nhiều vitamin nhóm B vốn là những loại vitamin có chức năng tạo năng lượng cho cơ thể. Dưa hấu được cho là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin B1 và B6, ngoài ra còn có magnesium và potassium (kali).
Dưa hấu chứa nhiều nước và lượng calorie thấp hơn nhiều so với những loại trái cây khác. Một chén dưa hấu chỉ chứa khoảng 48 calorie, rất lý tưởng cho những người muốn có thân hình thon gọn.
Một tin vô cùng tốt lành cho giới mày râu là dưa hấu có thể giúp quý ông phục hồi phong độ nhờ một hợp chất hiện diện trong loại quả này có tên là citrulline. Nhờ vào một số enzyme có trong cơ thể, chất citrulline sẽ  được chuyển hóa thành arginine vốn là một amino acid có tác dụng rất tốt trên hệ tuần hoàn, tim mạch…
Arginine trong cơ thể sẽ là cộng sự đắc lực cho chất nitric oxide có tác dụng làm giãn mạch, nghĩa là tác động theo một cơ chế tương tự Viagra nên có tác dụng hỗ trợ sự rối loạn cương dương cũng như ngăn ngừa kẻ “phá bĩnh” hạnh phúc lứa đôi này.
Ngày lễ tình nhân đang đến gần và thời gian này cũng là mùa “hoàng kim” của dưa hấu. Vậy thì quý ông còn chần chừ gì nữa mà không thưởng thức món dưa hấu để cải thiện sức khỏe và phục hồi “sức chiến đấu”! 

                                   Theo Người Lao Đông -  Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường