Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Những thói quen gây hại cho bộ não

Bộ não là phần quan trọng nhất giúp kiểm soát hành động và phản xạ của cơ thể. Do vậy đối với việc bảo vệ sức khỏe não, chớ nên lơ là.
Một số thói quen sau có thể gây hại não:
Bỏ lỡ bữa ăn sáng. Đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bạn cần ăn để nạp dưỡng chất cho não bộ hoạt động.
Ăn quá nhiều so với mức cơ thể cần. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả béo phì, gây hại sự phát triển của não
.
Ngủ thiếu giấc. Cơ thể cũng như tâm trí cần phải nghỉ ngơi ít nhất 6 - 7 giờ mỗi ngày. Thiếu ngủ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ. Giấc ngủ có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn hại.
Ăn quá nhiều đường không chỉ gây hại tim mạch, mà còn tác động xấu đến não. Ở một số người, ăn nhiều đường còn dẫn tới bệnh tiểu đường.
Mang vớ, khăn choàng quá chật trong khi ngủ. Thói quen này có thể làm gián đoạn việc cung cấp khí ô xy cho cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Hút thuốc lá. Muốn não hoạt động suôn sẻ, bạn cần ngừng hút thuốc ngay.
Nói quá nhiều sẽ gây lo lắng, khiến não bộ không được nghỉ ngơi đúng mực.
Mất nước cũng tác động xấu đến các chức năng của não bộ. Do vậy cần uống đủ (khoảng 2 lít) nước mỗi ngày.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Trẻ em kén ăn là do cha mẹ

Cha mẹ có thể bực bội vì con cái mình hay kén ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện sở thích ăn uống của những đứa trẻ lại phản ánh chính sở thích, thói quen ăn uống của cha mẹ chúng.

Nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học thuộc Đại học California tại Santa Barbara (Mỹ) cho rằng việc thích hay ghét một loại thức ăn nào đó của lũ trẻ là do bị ảnh hưởng từ người lớn, theo Daily Mail.

“Ăn uống là hoạt động mang tính xã hội cao. Không chỉ thực phẩm quan trọng mà người ăn chung cũng vậy. Sở thích ăn uống của họ sẽ ảnh hưởng việc lựa chọn thực phẩm của chúng ta”, tiến sĩ Zoe Liberman, chuyên gia nghiên cứu về não bộ và trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Khi lũ trẻ thấy ai đó ăn một loại thực phẩm, chúng sẽ chú ý phản ứng của người đó để tìm hiểu về các loại thực phẩm xem có ăn được không”, tiến sĩ Liberman nói thêm.
Khi còn nhỏ, trẻ con sẽ cho rất nhiều thứ chúng chộp được trong tầm tay vào miệng, từ thức ăn, đồ chơi, bùn đến xà bông. Nghiên cứu cho thấy thực chất quá trình khám phá và ăn uống của chúng lại phức tạp hơn chúng ta tưởng.
Lũ trẻ sẽ ăn nhiều hơn khi có ai cùng ăn với chúng. Quá trình tương tác khi ăn sẽ hình thành những ký ức hạnh phúc hay trải nghiệm thú vị nào đó.
Các ký ức vui vẻ này sẽ liên kết với một số loại thực phẩm. Qua thời gian, những trải nghiệm như vậy sẽ hình thành sở thích ăn uống và cách lựa chọn loại thức ăn sau này.
Những phát hiện mới có thể giúp các chuyên gia y tế tận dụng tác động của yếu tố xã hội để thúc đẩy thói quen dinh dưỡng của chúng, chứ không chỉ tập trung vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, theo Daily Mail.