Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Uống bao nhiêu bia rượu là có lợi hoặc có hại ?

Bia rượu là đồ ẩm thực đã có từ rất lâu và không thể thiếu được ở mọi quốc gia. Nếu uống ở mức độ vừa phải thì rượu và bia đều có ích cho sức khỏe.
Rượu vang có thể giúp hạn chế các bệnh về tim mạch và ngừa bệnh ung thư cũng như làm chậm tiến trình thoái hóa thần kinh dẫn đến các bệnh về giảm trí nhớ :Alzheimer) hay bệnh liệt rung ( Parkinson). Tuy nhiên, phần lớn các loại rượu mọi người thường uống lại là nguyên  nhân của các vấn đề sức  khỏe. Khi uống quá nhiều, sức khỏe của anh sẽ giảm sút đi và ngày 1 tệ hơn.
Rượu chứa lượng cholesterol vừa phải và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho máu. Đây là một lợi ích chính nhất của việc nuôi dưỡng và bảo vệ tim có ở rượu vang cũng như trong các loại bia. Các chất như flavanoids và resveratrol, có tác dụng như chất chống lão hóa cho cơ thể và ngăn ngừa các phân tử hoạt động tự do gây hại đến các tế bào trong cơ thể. Resveratrol giúp phát tán rời rạc các khối, mảng máu đông đặc lại làm tắc nghẽn sự tuần hoàn hệ động mạch trong cơ thể. Bằng  cách chuyển hóa cấu trúc lipid và các chất nhầy trong huyết tương, các nghiên cứu cho thấy chất revesratrol chiếm một phần lớn trong các loại rượu bia. Nhưng nghiên cứu gần đây nhất cho biết resveratrol còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu ở gia súc còn cho thấy resveratrol kháng lại sự phát triển của các khối u gây ung thư.



 
Resveratrol trong rượu vang nhiều hơn trong rượu trắng. Thành phần  chính của rượu vang là nho, trái nho có thể giữ được tác dụng lâu dài của resveratrol. Còn đối với quá trình sản xuất rượu trắng, reveratrol chuyển hóa trước khi lên men, dẫn đến lượng resveratrol còn lại ít đi. Rượu vang khi được giữ lạnh lại càng tăng thêm lượng chất resveratrol. Do đó, rượu vang được sản xuất từ các nước hàn đới tốt cho sức khỏe hơn. Một số tài liệu cho biết : uống rươu vang đỏ có lợi và tốt cho sức khỏe. Nồng độ cồn trong rượu vang chỉ vào khoảng 11-14%, thấp hơn khoảng 4-5 lần so với rượu mạnh, có nồng độ từ 40-75%. Rượu vang, đặc biệt là vang đỏ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn uống điều độ, khoảng 100-200ml/ngày. Đó là tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và các chứng đột quỵ. Chống lại một số tác nhân gây lão hóa. Vài thành phần trong rượu vang có kah3 năng chống lại quá trình lão hóa của tế bào. Đặc biệt, chất chống oxy hóa flavonoid trong vang đỏ cáo gấp 10-20 lần so với rau quả. Chất resveratrol còn có khả năng chống nhiễm khuẩn. Giảm quá trình xơ vữa động mạch. Nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch là do quá trình oxy hóa của lipoprotein trong thành động mạch. Rượu vang sẽ giúp tăng hàm lượng HDL cholesterol ( một loại cholesterol có lợi cho cơ thể) và ngăn chặn LDL ( cholesterol xấu) từ lúc bắt đầu hình thành. Nhờ vậy, có thể ngăn chặn được sự tắc nghẽn mạch máu.


 
Theo các nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Anh và Mỹ, hợp chất chống oxy hóa resveratrol trong rượu vang đỏ có khả năng giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha cho biết, chỉ cần uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ làm giảm ngu cơ ung thư phổi xuống 13%. Rượu vang có thể kích thích an uống và tiêu háo tốt. Chỉ cần nhấm nháp 100ml rượu vang trong bữa ăn, bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Rượu vang có khả năng trung hòa lượng chất béo, giúp bạn không bị đầy bụng và cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn. Những lợi ích khác của rượu vang là : tổng hợp các vitamin C, B2,B3,B5,B6, kẽm, axit lipoic… trong vang đỏ có tác dụng ngăn bệnh tiểu đường. Ngoài ra, uống rượu vang đỏ điều độ còn là 1 cách giúp bạn giảm nguy cơ bị các bệnh như : ung thư, chống béo phì, Alzheimer, parkinson…
 
Rượu không chỉ là 1 thức uống để thưởng thức mà còn là sự phong phú về hương vị, và thực tế đã có cả 1 nền văn hóa về rượu. Có nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu ở mức vừa phải giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Hàm lượng cồn trong rượu giúp gia tăng chức năng của tuyến tụy và kiểm soát lượng  đường glucose trong cơ thể, giúp bạn tránh được sự tấn công của bệnh tiểu đường trong tương lai. Tương tự như tác dụng làm giảm bệnh tim. Rượu giúp máu lưu thông dễ dàng nên chống lại hiện tượng nghẽn mạch dẫn đến đột quỵ. Tuy chưa giải thích được nguyên nhân, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh uống rượu thường xuyên ở mức độ thích hợp sẽ hẹn chế được căn bệnh đục thủy tinh thể. Với tất cả lợi ích nói trên đối với cơ thể, không còn nghi ngờ gì khi nói việc uống rượu 1 cách hợp lý sẽ kéo dài cuộc sống của bạn. Rượu làm chậm tiến trình lão hóa của não và kích thích chức năng của não hoạt động tốt hơn. Những ai yêu thích rượu chắc hẳn sẽ rất vui mừng khi các nghiên cứu đều hoàn toàn chứng minh rượu ở mức uống hợp lý sẽ tốt cho cơ thể. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến gan và sức khẻo của chúng ta.
 
Vậy thế nào là hợp lý?
 
Trong gan, enzim dehydrogenaza sẽ oxy háo cồn thành axetaldehyd, sau đó tiếp tục oxy hóa nhờ enzim axetaldehyd dehydrogenaza mà tạo thành axid axetic (vô hại). hai phản ứng oxy hóa này đi dối với việc khử NAD + thành NADH (NAD là chất nicotinamid adenin dinucleotid). Ở phần đông người châu Âu lượng bia an toàn là khoảng 1g cồn trên 10kg cân nặng trong 1 giờ. Có nghĩa là một người 70kg trong 1 giờ chỉ có thể phân hủy được tối đa 7g cồn. nếu trong giờ đó uống quá 7g cồn sẽ là có hại cho cơ thể. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì việc hay uống rượu. Chúng ta biết rằng 1 lon bia (330 ml) thường chứa khoảng 10g cồn, số lượng này tương đương với 1 ly rượu vang (120 ml) hoặc 45ml rượu Whisky hay các loại rượu mạnh khác. Từ đó suy ra không được uống quá số lượng đó trong 1 giờ.
 
Cần nói rõ uống rượu với liều lượng hợp lý là hoàn toàn khác hẳn với chứng nghiện rượu. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Chứng nghiện rượu là 1 bệnh mãn tính. Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại “rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần”. Chất gây ra là rượu, chính xác hơn là êtanol hình thành khi lên men rượu. Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ. Khống phải lúc nào người nghiện rượu cũng trong trạng thái say sưa. Chúng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh.
 
Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ thể và tâm thần trầm trọng lâu dài khác ( xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhơ…). Vì tiềm năng gây nghiện của rượu rất lớn nên khả năng điều trị duy nhất là từ bỏ 1 cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. để đạt đến mục đích này các biện pháp điều trị tâm lý là không thể bỏ qua được. Trong giai đoạn tiền nghiện (prodromal), nghiện được biểu hiện qua những lỗ hổng ký ức hay chứng quên (amnesia) xuất hiện đột ngột mà không cần phải có dấu hiệu say rượu. Người nghiện rượu có thể nói chuyện và làm việc nhưng qua ngày hôm sau thật sự là không thể nhớ lại được nữa. Người nghiện rượu lúc nào cũng nghĩ đến rượu. vì ngày càng phụ thuộc nhiều hơn nên cách uống “thèm khát” bắt đầu xuất hiện, dốc hết cả lý hay nhiều ly đầu tiên. Người nghiện rượu cảm thấy có điều gì không đúng và bắt đầu có cảm giác có lỗi và xấu hổ vì cách uống rượu của mình. Người nghiện rượu mất khả năng tự chủ. Ngay sau khi uống 1 lượng rượu nhỏ là xuất hiện 1 đòi hỏi mãnh liệt muốn uống nhiều hơn nữa và chỉ chấm dứt khi người nghiện rượu quá say hay quá bệnh để có thể uống tiếp tục. Từ những thay đổi về tính cách mà các xung đột với bạn bè, gia đình, và trong nghề nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Để phản ứng lại áp lực xã hội, người bệnh có những thời kỳ hoàn toàn không uống rượu. Người bệnh tìm một phương pháp khác để kiểm soát việc uống rượu, thay đổi cách uống và đưa ra quy định ( chỉ uống một loại rượu nhất định ở 1 chỗ  nhất  định vào thời gian nhất định). Đề đối lại với sự không thông cảm của những người chung quanh cho chứng bệnh của mình, người bệnh ngày càng tự vô lập đối với xã hội. Các hậu quả cho cơ thể bắt đầu xuất hiện như run tay, đổ mồ hôi và rối loạn tình dục ( liệt dương). Các hậu quả này càng trầm trọng thêm do sao lãng vấn đề ăn uống. Người nghiện rượu xuống dốc về mặt đạo đức, các cơn say sưa ngày càng dài hơn. Ở một số người xuất hiện các chứng rối loạn tâm thần vì rượu như bệnh tâm thần phân liệt. Dáng chú ý là khả năng chịu đựng rượu giảm đi, trạng thái sợ hãi hay run rẩy không xác định xuất hiện. hậu quả nghiêm trọng nhất là chứng Delirium tremens nguy hiểm đến tính mạng, có thể xuất hiện khi bỏ rượu đột ngột. Ở thời điểm này bệnh tân thần phân liệt hay động kinh đã rõ rệt. trong giai đoạn cuối này, người nghiện rượu mới sẵn sàng nhận sự giúp đỡ. Việc chuyển vào một bệnh viện chuyên môn là một việc có thể cứu sống tính mạng của người này và cũng là một khởi đầu cho việc điều trị cai nghiện. Tỷ lệ thành công rất nhỏ và các biện pháp chữa trị lâu dài nhiều lần lại thường là thông lệ.


 
Về liều lượng rượu bia bao nhiêu là có hại đã có lần tôi trao đổi ý kiến với cố GSTS Nguyễn Văn Chuyển, chuyên gia nổi tiếng về ẩm thực (Tokyo). Ông cho biết khó có câu trả lời xác đáng vì mỗi cơ thể có một trạng thái khác nhau. Tuy nhiên ông có lời khuyên là khi đã có cảm giác say thì nên nhừng ngay. Uống thêm nữa nhất định sẽ có hại cho cơ thể. Hiện tượng thi nhau uống, thách đố nhau uống, ép nhau uống, coi uống nhiều là giỏi, là hữu nghị… thật ra là những hiện tượng rất phản khoa học và rất có hại cho sức khỏe.
 
Có 1 vài cách để giảm thiểu tác dụng xấu của rượu, bia như sau :
 
Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia. Nên ăn nhiều rau canh và hoa quả để giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại  của cồn trong rượu tới hoạt động của gan. Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia vì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng. Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia vì tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày. Tuyệt đối không uống rượu, bia khi đói. Không dùng nhiều loại rượu bia cùng lúc. Không uống nhiều rượu bia ngay trong một lần. Nên uống nhiều nước khi uống rượu bia. Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra klhỏi cơ thể quá đường tiểu tiện, làm bnạ không bị say khi uống rượu. “Làm ấm” rượu trước khi uống. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
 

                                                                                  Nguồn : Quản lý và KHCN 10/2012
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét